“Gỗ nào làm đồ nội thất là tốt nhất?”. Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Bởi lẽ nó phụ thuộc phần nhiều vào kinh phí và mong muốn của bạn dành cho món đồ. Ngoài ra, loại gỗ và chất lượng của gỗ được sử dụng để làm vật liệu cũng có ảnh hưởng lớn đến sản phẩm nội thất sau cùng. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quát về nội thất làm từ gỗ, quá trình làm một món đồ nội thất và loại gỗ ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng như thế nào?

Gỗ làm đồ nội thất

Gỗ là loại nguyên liệu thô cơ bản được sử dụng để đóng đồ nội thất. Ngành công nghiệp nội thất đã khởi đầu với những liệu thô sơ như thế. Trước khi bàn đến chất lượng của đồ gỗ, hãy cùng nhìn qua những loại gỗ được sử dụng để gia công đồ nội thất.

Những loại gỗ sử dụng để đóng đồ nội thất

Hiện nay có 2 loại vật liệu gỗ chính: gỗ tự nhiên nguyên khối và gỗ công nghiệp.

Gỗ tự nhiên nguyên khối bao gồm cả gỗ cứng và gỗ mềm (hardwood & softwood). Gỗ công nghiệp hay còn được biết đến là loại vật liệu kết hợp giữa gỗ thật và vật liệu tổng hợp. Bên cạnh đó, hiện nay HoangPhucWood đã thành công đưa loại vật liệu gỗ biến tính vào trong sản xuất và sử dụng.

Gỗ nguyên khối dùng để đóng đồ nội thất

Gỗ nguyên khối là gỗ hoàn toàn từ gỗ và tất nhiên, được khai thác trực tiếp từ thân cây. Gỗ tự nhiên nguyên khối lại được phân làm 2 loại: gỗ cứng và gỗ mềm.

Những loại gỗ cứng được dùng trong đồ nội thất

Hardwood thường dày hơn softwood. Được khai thác từ những loại cây lá rụng, thường phát triển chậm. Nếu như bạn đã từng chú ý, những loại gỗ được dùng để sản xuất đồ nội thất chất lượng cao đều là những loại gỗ thuộc nhóm gỗ cứng. Danh sách những loại gỗ cứng bên dưới bao gồm những loại gỗ thường được sử dụng để làm đồ nội thất:

  • Gỗ sồi (oak).
  • Gỗ mại châu (hickory).
  • Gỗ giả tỵ (teak).
  • Gỗ thích (maple).
  • Gỗ dẻ (beech).
  • Gỗ óc chó (walnut).
  • Gỗ dái ngựa (mahogany).

Những loại gỗ mềm được dùng trong nội thất

Thường nhẹ hơn so với những người anh gỗ cứng. Gỗ mềm được khai thác từ thân những cây lá kim, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn. Danh sách những loại gỗ mềm bên dưới bao gồm những loại gỗ thường được sử dụng để làm đồ nội thất.

  • Gỗ vân sam (spruce).
  • Gỗ thông (pine).
  • Gỗ linh sam (fir).

Gỗ công nghiệp dùng trong nội thất

Mặc dù chúng không phải là gỗ thật hoàn toàn, nhưng gỗ công nghiệp hay gỗ tổng hợp cũng có chứa nhiều loại gỗ tự nhiên và cũng được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất bằng gỗ.

Các loại gỗ công nghiệp

  • Plywood: Được xem như là loại gỗ công nghiệp nguyên bản. Làm từ 3-5 lớp gỗ mỏng và ép dính chúng lại với nhau.
  • Ván dăm: Hay thường được gọi là ván sợi. Ván dăm được làm bằng cách sử dụng máy băm gỗ để băm gỗ thành các sợi nhỏ và dính chúng lại với nhau bằng các loại chất kết dính.

Những loại gỗ làm đồ nội thất tốt nhất

Phòng Khách Nội Thất Gỗ óc Chó

Dưới đây là tổng hợp những loại gỗ dùng sản xuất đồ nội thất tốt nhất. Có thể thấy đây hầu hết là những loại gỗ thuộc họ gỗ cứng:

Nội thất gỗ Maple

Maple có thể là loại đồ gỗ lý tưởng dành cho bạn. Có rất nhiều loại maple, hầu hết đều rất bền và tạo thành những món đồ nội thất tráng lệ. Lớp áo bên ngoài cũng rất đẹp. Gỗ maple tự nhiên thì hoàn toàn không độc hại nên cũng thường được sử dụng để làm những dụng cụ bếp như thớt, dĩa, … Do có nhiều loại maple khác nhau làm đa dạng hơn cho những lựa chọn vân gỗ phù hợp.

Nội thất gỗ Mahogany

Đây là một trong những loại gỗ truyền thống được sử dụng làm đồ nội thất lâu đời. Mahogany là một loại gỗ đẹp. Gỗ nhẹ hơn so với những loại gỗ khác ở trong danh sách này, nhưng cứng hơn sồi. Gỗ mahogany có màu nâu đỏ nhưng sáng hơn. Nguồn nguyên liệu gỗ hiện nay chủ yếu đến từ các nước Mỹ Latin và ngày càng khan hiếm.

Nội thất gỗ Oak

Sồi là một loại gỗ rất bền thường được sử dụng để làm sàn gỗ và nội thất khu vực bếp. Màu sắc trắng đẹp nhưng có thể ngã vàng theo thời gian. Ngược lại, gỗ thông đỏ có màu sẫm hơn và hơi xốp. Đây cũng là loại gỗ đẹp và không quá mắc. Sồi là một loại gỗ tuyệt vời cho đồ nội thất.

Nội thất gỗ Cherry

Một trong những đặc tính đáng chú ý nhất của gỗ anh đào là nó tối dần theo thời gian, tạo cho đồ gỗ một cái nhìn phong phú hơn khi tiếp tục tối màu dần. Màu sắc là thứ mà người ta yêu thích ở gỗ anh đào nhưng mà còn có thứ khiến họ yêu thích thêm loại gỗ này. Cherry khá cứng nên có thể chống trầy xước và bị móp méo khá tốt. Nó có vân gỗ đều và hoàn toàn không độc hại.

Nội thất gỗ Pine

Chúng ta hẳn đã quen với việc nhìn thấy những mắt thông trên các sàn nhà, tủ cabin hay những thứ tương tự. Vậy nên mặc nhiên cho rằng gỗ thông là một loại vật liệu tốt cho đồ nội thất. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Thông là một loại gỗ mềm, dễ dàng bị hư hỏng. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là khá rẻ.

Nội thất gỗ Cedar

Tuyết tùng là một loại gỗ khá mềm nên không thực sự lý tưởng cho những món đồ nội thất lắm. Tuy nhiên đối với những món đồ ngoài trời thì nó khá tốt. Bản thân gỗ cedar có sẵn khả năng chịu được thay đổi của thời tiết tốt. Ngoài ra, gỗ tuyết tùng cũng thường được lấy làm nguyên liệu đóng những tủ quần ảo. Bởi mùi thơm tự nhiên của tuyết tùng có khả năng xua đuổi côn trùng rất tốt.

Quá trình làm đồ nội thất

Chúng ta đã biết được những loại gỗ thường được sử dụng để làm đồ nội thất rồi. Hãy chuyển sang những quy trình mà các nhà sản xuất sử dụng để tạo ra những món đồ nội thất gỗ đến tay người tiêu dùng. Bao gồm cả những sự giống và khác nhau giữa đồ nội thất gỗ được sản xuất hàng loạt, làm thủ công và đặt đóng theo yêu cầu nhé.

Đồ nội thất gỗ sản xuất hàng loạt

Xuyên suốt thế kỉ thứ 20, sự vượt trội của công nghệ cho phép nhiều sản phẩm, bao gồm cả đồ nội thất gỗ, được sản xuất hàng loạt. Quá trình này thông qua một dây chuyền lắp ráp, với nhiều công đoạn khác nhau. Ví dụ, để làm ra một chiếc bàn, tất cả các bộ phận sẽ được sản xuất hàng loạt sau đó được lắp ráp lại với nhau tại cùng một nơi. Cuối cùng, lợi ích của quá trình này là những món đồ nội thất gỗ tốt, vốn được xem là xa xỉ nay đã là sản phẩm có sẵn cho phần lớn các hộ gia đình.

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ hàng loạt.

  • Dán veneer lên những miếng gỗ để tăng tính thẩm mỹ và che đi phần gỗ thô xấu.
  • Sử dụng laminates gỗ công nghiệp làm nguyên liệu thay vì gỗ nguyên khối.
  • Chế tạo các bộ phận riêng lẻ theo dây chuyền, sau đó lắp ráp.
  • Khó tuỳ chỉnh, nghĩa là những sản phẩm đều giống nhau hoặc tương tự như nhau.

Đồ nội thất gỗ thủ công

Go Nao Lam Do Noi That La Tot Nhat

Lợi ích của quá trình công nghiệp hoá là không thể bàn cãi. Nhưng trái lại, nó làm cho trình độ kỹ năng và sự khéo léo của người thợ thủ công ngày càng bị mai một. Khi một người thợ làm ra một món đồ bằng chính đôi bàn tay của họ là một quá trình cẩn mẫn, tỉ mĩ. Và tên của họ sẽ gắn liền với sản phẩm mà họ tạo ra. Dĩ nhiên mọi người nghệ nhân đề muốn khẳng định tên tuổi của mình với những sản phẩm chất lượng. Ngược lại đối với một người chỉ thực hiện một chức năng duy nhất trên dây chuyền lắp ráp thì có ít lý do hơn để quan tâm đến sự hài lòng của bạn.

Làm thế nào để xác định chất lượng của đồ nội thất gỗ thủ công

Đồ nội thất gỗ thủ công có thể nhận diện qua:

  • Đồ nội thất gỗ từ nhà thiết kế nội thất: Mọi khía cạnh của một món đồ thất được làm từ xưởng là thứ được thiết kế. Chất lượng của thiết kế trong mỗi chi tiết nhỏ của một món đồ nội thất thủ công đều được chú trọng, cho ra thành quả là một mốn đồ nội thất gỗ tự nhiên tuyệt đẹp.
  • Được làm từ những loại gỗ tự nhiên tốt nhất dùng cho đồ nội thất: Đồ nội thất gia công bằng tay được làm từ các loại gỗ có nguồn gốc tốt nhất. Những lớp hoàn thiện được sử dụng cũng có chất lượng tốt nhất.
  • Các nhà xưởng sản xuất đồ nội thất bằng gỗ nguyên khối: Cũng giống như những món đồ nội thất cũ được làm thủ công và được săn lùng nhiều nhất, đồ nội thất gỗ thủ công đều có vẻ đẹp vượt thời gian.
  • Đồ nội thất gỗ được đặt đóng theo yêu cầu: Bởi vì chúng được làm bởi những nghệ nhân thủ công chuyên nghiệp, các đồ nội thất thủ công có khả năng tuỳ chỉnh cao, cho phép những ai đặt hàng được thiết kế theo kích thước và kiểu dáng phong cách đều do họ chung.

Nơi để bạn có thể đặt hàng đồ nội thất gỗ

Bạn muốn nhìn thấy một nhà xưởng sản xuất đồ nội thất gỗ thủ công thứ thiệt? Hãy một lần đến với Hoàng Phúc Wood để được tự mình trải nghiệm sự tinh tế trong từng món đồ gỗ.