Gỗ gia nhiệt cưỡng bức hay còn biết đến với tên gọi Shou Sugi Ban. Là cụm từ thường sử dụng thay thế cho Yakisugi trong tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật, Yaki có nghĩa là đốt với lửa, Sugi nghĩa là gỗ Tuyết tùng Nhật Bản. Ban dịch ra nghĩa là một tấm ván, trong trường hợp này nghĩa là một tấm ván gỗ Tuyết tùng. Lần đầu tiên được xuất hiện vào thế kỉ thứ 18 tại Nhật Bản như một kỹ thuật xử lý gỗ. Giúp bảo vệ bề mặt tấm ván gỗ khỏi thời tiết xấu cũng như côn trùng. Qua nhiều năm, vẻ ngoài hấp dẫn của kĩ thuật này đã được công nhận bởi các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên toàn thế giới.
Shou Sugi Ban là gì?
Shou Sugi Ban 焼 杉 板 là một quá trình xử lý gỗ bắt nguồn từ Nhật Bản bằng lửa. Sử dụng ngọn lửa để đốt cháy gỗ một cách vừa phải. Nhiệt lượng sẽ đốt cháy những sợi gỗ, một phần làm thay đổi kết cấu của gỗ. Quá trình này giúp cải thiện chất lượng gỗ một cách đáng kể. Tăng cường khả năng chống chọi lại với thời tiết, tia UV, chống ẩm, chống hoả hoạn và côn trùng, mối mọt. Theo truyền thống, nguyên liệu gỗ thô được sử dụng là Yakusugi hay còn gọi là gỗ Tuyết tùng Nhật Bản, có nguồn gốc từ đảo Yakushima. Đây vẫn là một truyền thống phổ biến ở tỉnh Okayama của Nhật Bản. Ngày nay, những nhà thiết kế và kiến trúc sư sử dụng nhiều loại gỗ khác như gỗ tuyết tùng đỏ, gỗ thông, gỗ cyprus, gỗ thông hay sồi.
Tham khảo thêm gỗ biến tính nhiệt tại đây!
Lịch sử của Shou Sugi Ban
Shou Sugi Ban là một tấm ván gỗ tuyết tùng truyền thống của Nhật Bản đã được đốt cháy một mặt. Thường được sử dụng làm bề mặt vách tường kết hợp cùng với vữa trắng, mỗi vùng lại có một đặc điểm thẩm mỹ khác nhau. Một số vùng sẽ dùng để phủ toàn bộ vách, một số vùng khác lại sử dụng thêm vôi ở dưới và vữa trắng phía bên trên, và một số vùng khác sử dụng để phủ phía bên dưới phần mái nhô ra. Chúng có thể được xếp ngang hay dọc tuỳ ý và vẫn luôn giữ được vẻ đẹp bền bỉ qua năm tháng.
Trong vài thế kỷ qua, Nhật Bản cũng đã ảnh hưởng đến xu hướng thiết kế quốc tế rất nhiều, phong cách shou sugi ban đã được thể hiện trong những kiến trúc hiện đại với một bề mặt đen ấn tượng và thường được xem như là một vật liệu sang trọng, vật liệu xây dựng chất lượng cao. Tuy nhiên, tại thị trường nội địa Nhật, nó vẫn được xem là loại gỗ cơ bản, có giá cả phải chăng và tuổi thọ được cải thiện hơn so với gỗ chưa qua xử lý.
Cách thực hiện gia nhiệt cưỡng bức gỗ
Vui lòng thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn cần thiết khi làm việc với lửa!
Vật liệu:
- Ván gỗ.
- Máy khò loại cầm tay hoặc loại phun lửa.
- Bàn chải hoặc giấy nhám hoặc bùi nhùi inox.
- Nước.
Bước 1:
Theo truyền thống shou sugi ban yêu cầu 3 tấm ván gỗ Tuyết tùng Nhật Bản ghép lại thành hình lăng trụ tam giác và để cho lửa ở phía bên trong hình lăng trụ để đốt cháy gỗ. Ngày nay, có một giải pháp thay thế là sử dụng lò gạch có đầu đốt gas để đốt 2 tấm gỗ dài cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu không có lò gạch, ta cũng có thể sử dụng thiết bị khò cầm tay cơ bản để đốt từng tấm ván.
Bước 2:
Quá trình đốt mất khoảng từ 7 đến 10 phút. Sau khi bề mặt các tấm ván cháy thành than, ta nên ngâm chúng với nước nếu sử dụng lửa không tự tắt. Để ván khô hoàn toàn.
Bước 3:
Dùng bàn chải đánh sạch bụi than trên bề mặt ván. Lưu ý bụi gỗ rất mịn, vì vậy hãy sử dụng đồ bảo hộ cơ thể và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp.
Bước 4:
Rửa sạch bề mặt và để gỗ khô hoàn toàn.
Bước 5:
Các tấm ván có thể để nguyên hoặc cũng có thể hoàn thiện bề mặt bằng cách bôi dầu hay sơn đều được. Tuỳ theo thẩm mỹ của mỗi người. Nên quét dầu hàng năm để duy trì đặc tính của vân gỗ. Từ các góc độ khác nhau, thành phẩm có thể trông đen, bạc, hoặc nâu.
Bước 6: Tận hưởng chúng!
Gỗ gia nhiệt cưỡng bức có thể tồn tại trong bao lâu?
Nếu được thực hiện đúng cách, một bề mặt gỗ gia nhiệt cưỡng bức sử dụng vật liệu và kĩ thuật tốt nhất có thể tồn tại hơn 50 năm. Tuy nhiên, với một vật liệu tệ, quá trình thực hiện cẩu thả được thực hiện bởi một người thợ thiếu kinh nghiệm, hay một bước trong quá trình bị bỏ qua, thì tuổi đời của gỗ cacbon hoá sẽ bị giảm một cách đáng kể. Thêm vào đó, khi sử dụng chúng ở ngoài trời, điều kiện thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi đời của sản phẩm.
Gỗ gia nhiệt cưỡng bức thường có giá bao nhiêu?
Giá trị của gỗ than có thể trải dài theo từng nước. Nhưng thường thì sẽ rơi vào khoảng 1 triệu – 2,5 triệu đồng 1m2. Giá thành có thể thay đổi tuỳ loại gỗ và chất lượng gỗ. Khi chọn lựa một đơn vị hay một thợ thủ công để tạo ra hiệu ứng cháy, hãy cẩn thận lựa chọn người có kinh nghiệm với kĩ thuật này. Shou Sugi Ban có thể tạo ra một bề mặt tuyệt đẹp khi được thực hiện đúng bởi một thợ thủ công lành nghề, nhưng có thể nhanh chóng thành thảm hoạ tốn kém khi hoàn thành không đúng cách.
Đặt mua gỗ gia nhiệt cưỡng bức ở đâu?
Hiện nay, khái niệm Gỗ Gia Nhiệt Cưỡng Bức Shou Sugi Ban ở Việt Nam đang còn khá sơ khai. Hoàng Phúc Wood tự hào là một trong những đơn vị tiên phong sản xuất và cung cấp loại gỗ này. Với mong muốn mang lại trải nghiệm mới lạ trong trang trí nội ngoại thất. Đặc biệt là với những ai yêu thích những sản phẩm được làm từ gỗ.
Liên hệ đặt hàng qua SĐT/Zalo/Viper: 0906 950 656 (Mr. Hiệu).
Vách kim loại kết hợp với gỗ gia nhiệt cưỡng bức
Một kĩ thuật mới trong việc thay thế bề mặt của gỗ than đã được áp dụng bởi một vật liệu khác. Sử dụng quy trình xử lý một lần với một cuộn bề mặt, Bridger Steel đã tạo ra một biến thể bể mặt kim loại của sản phẩm. Bề mặt hoàn thiện này bao gồm tính thẩm mỹ của gỗ cacbon, với độ bền, sự đồng bộ, và sự bền bỉ của cạnh kim loại; biến nó thành một giải pháp thay thế tuyệt vời cho các nhà thiết kế hay kiến trúc sư muốn sử dụng Shou Sugi Ban trong một dự án khu dân cư hoặc thương mại.
Dựa trên độ bền của hệ thống tấm kim loại, kim loại tăng thêm tuổi thọ của gỗ than một cách đáng kể bởi được tạo ra và sử dụng trong điều kiện môi trường lý tưởng. Bởi việc chuyển sang sử dụng cạnh kim loại như một vật liệu thay thế, cho phép một sản phẩm được hoàn thiện một cách đồng bộ nhất quán, và có thể sử dụng trong nhiều vùng môi trường khác nhau.
[…] nay Yakisugi còn được biết đến với tên gọi Shou sugi ban hay Gỗ Gia nhiệt cưỡng bức. Tuy đã phổ biến ở Nhật Bản và các nước châu […]