Tuyết tùng là loại gỗ quý thường được sử dụng cho đồ gỗ nội thất, ngoại thất và các công trình ngoài trời. Gỗ Tuyết tùng có nhiều ưu điểm nổi trội nên được nhiều nhà thiết kế để mắt tới và ứng dụng vào các công trình của mình. Gỗ Tuyết tùng có sự linh hoạt và đa dụng, đã trở thành vật liệu ưa chuộng cho các thiết kế phòng xông hơi khô cao cấp hiện nay.
Cùng tìm hiểu thêm về gỗ Tuyết tùng thông qua bài viết này để hiểu được tại sao gỗ Tuyết tùng lại được nhiều người để mắt đến thế:
Tuyết tùng thuộc loại gỗ gì?
Tuyết tùng có tên khoa học là Cedrus, họ nhà thông, có nguồn gốc từ phía Tây dãy Himalaya và khu vực Địa Trung Hải. Là một trong số những loại gỗ quý mang lại giá trị cao tại một số nước Bắc Mỹ.
Nhận biết gỗ Tuyết tùng
Màu sắc:
Về màu sắc, màu của gỗ tuỳ từng cây lại có sự khác nhau. Dải màu từ vàng nhạt đến nâu đậm, tâm gỗ có màu đỏ hoặc tím đỏ.
Hương thơm:
Tuyết tùng có mùi thơm dễ chịu nhờ vào lượng lớn tinh dầu tự nhiên bên trong. Tinh dầu tuyết tùng có nhiều công dụng như trẻ hoá làn da, sát trùng, mang lại cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp nước hoa.
Độ bền:
Loại gỗ này còn nổi tiếng với độ bền cao, kết cấu ổn định, khó bị cong vênh, nứt nẻ. Độ bền luôn đạt được mức độ cao trong cả điều kiện ẩm ướt hay trực tiếp tiếp xúc với đất.
Thẩm mỹ:
Vân gỗ mềm mại, không có mắt chết là điểm đặc biệt thu hút, gây ấn tượng với người nhìn về mặt thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trọng lượng gỗ nhẹ, dễ định hình giúp nó được ứng dụng nhiều cho mái vòm, vách, trần.
Khả năng chống mục, thối rửa:
Nhờ có lượng tinh dầu tự nhiên nên tuyết tùng có khả năng chống mục rất tốt. Kèm theo khả năng kháng nước, không bị sâu bọ, mối mọt, nấm mốc xâm nhập.
Ứng dụng:
Gỗ Tuyết tùng thường được sử dụng trong các công trình, kiến trúc mang tính cấu trúc. Như ốp tường, trần, mái, các công trình di động, cột, xà gỗ, hàng rào, tàu thuyền, thùng gỗ, kiện gỗ và đặc biệt là các sản phẩm ván sàn, đồ gỗ ngoài trời, nội thất…
Gỗ Tuyết tùng trong kiến trúc
Nhờ có bề ngoài mang tính thẩm mỹ cao, Tuyết tùng rất thường xuyên được sử dụng để gia công khung cửa, ốp trần, tường nhà, lan can… Tuy nhiên đối với các loại vật dụng nội thất trong nhà, nó không thường xuyên được sử dụng. Bởi lẽ, vì là loại gỗ mềm nên nó dễ bị tác động ngoại lực thường xuyên khiến khó giữ được hình dạng ban đầu. Vì vậy, đây không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho những món đồ nội thất. Trong lĩnh vực này, nó khó cạnh tranh lại với các loại gỗ khác đã có chỗ đứng trên thị trường như: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ maple.