Nội dung bài viết
Nhắc đến phong cách tối giản trong nội thất, ta có thể nghĩ ngay đến: những đường nét gọn gàng, rút gọn, tối thiểu hoá, đơn sắc, đơn giản. “Less is more” (tạm dịch: ít là nhiều) được xem là kim chỉ nam của phong cách minimalism. Không chỉ ở châu Âu, Nhật Bản, chủ nghĩa sống tối giản ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam. Nếp sống hiện đại phần nào khiến cho giới trẻ ngày càng ưa chuộng phong cách này hơn. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, nơi mà không gian sống luôn hạn chế. Cùng HoangPhucWood điểm qua những đặc điểm của phong cách nội thất này nhé!
Số lượng đồ nội thất phong cách tối giản được tinh giảm
Đồ nội thất trong phong cách tối giản khá khiêm tốn về mặt số lượng. Những đồ dùng được giữ lại đều đã cân nhắc kĩ về mặt công năng sử dụng. Các món đồ nội thất thông minh thường được ưu tiên sử dụng trong phong cách này. Bởi tính đa dụng trong từng sản phẩm, đáp ứng được đa số nhu cầu của gia chủ chỉ với số lượng tối thiểu. Tạo nên một không gian thoáng đãng, rộng rãi đồng thời cũng cung cấp đầy đủ tiện nghi.
Nội thất tối giản có đường nét thanh thoát và màu sắc đơn giản
Bên cạnh việc tinh giảm về mặt số lượng, màu sắc được sử dụng trong phong cách tối giản cũng hạn chế. Thường là màu nguyên bản tự nhiên của vật liệu kết hợp cùng những màu sơn đơn sắc. Không có quá nhiều gam màu cùng xuất hiện trong một không gian. Thiết kế thường đi theo nguyên tắc: 1 màu chủ đạo, 1 màu nền và 1 màu tạo điểm nhấn. Những màu sắc thuộc gam màu trung tính thường được chọn làm màu nền nhằm làm nổi bật hơn màu sắc tự nhiên của đồ nội thất. Sự nhẹ nhàng của màu sắc đem lại kết hợp cùng với những đường nét giản đơn mang lại một vẻ đẹp tinh tế và trang nhã cho tổng thể kiến trúc.
Nhằm tạo ra hiệu quả thị giác tốt nhất, các kiến trúc sư ưu tiên dùng tone màu trắng cho các mảng tường. Không những làm nổi bật lên những món đồ nội thất mà còn cho không gian cảm giác thông thoáng. Việc khéo léo sử dụng các sắc độ màu sắc sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng độc đáo. Khiến phong cách tối giản không còn đơn điệu như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Yếu tố thiết yếu của nội thất phong cách tối giản
“Thiết yếu” là cụm từ bắt buộc đối với những người theo chủ nghĩa tối giản. Họ tiếp cận các thiết kế trong tâm thế chỉ những gì thực sự cần thiết cho cuộc sống của họ. Không gian phải trông thật gọn gàng, sạch sẽ nhưng lại không được phép mang một cảm giác nhàm chán, u ám. Đây là lúc ánh sáng, hình dáng và vẻ đẹp của vật liệu thể hiện sự cần thiết.
Tận dụng yếu tố ánh sáng tự nhiên để làm cho không gian trông rộng rãi hơn, phá bỏ đi giới hạn về diện tích. Sử dụng ánh sáng hợp lý tăng hiệu ứng thẩm mĩ thêm nhiều lần, không gian càng sống động hơn bởi sự kết hợp giao thoa màu sắc của đồ nội thất, tường và sàn. Bên cạnh đó, ánh sáng tự nhiên còn có vai trò định hình không gian. Sử dụng chính ánh sáng để tạo khuôn cho hình thức nội thất. Khiến cho những vật trang trí vốn vô tri trở nên có hồn.
Lựa chọn vật liệu cho nội thất minimalist
Phong cách tối giản không những tối thiểu số lượng nội thất mà cả số lượng vật liệu sử dụng. Gỗ tự nhiên mang lại rất nhiều lợi thế mang lại rất nhiều lợi thế. Cung cấp nhiều lựa chọn, phục vụ cho nhiều sản phẩm. Thị trường gỗ đa dạng từ loại gỗ, màu sắc đến hình thức vân gỗ. Có thể đảm đương được nhiều vai trò từ cửa, sàn cho đến các món đồ nội thất. Bản chất mộc của gỗ là mảnh ghép hoàn hảo cho phong cách nội thất tối giản. Với màu sắc nâu vàng trung tính, gỗ là vật liệu dễ dàng phối hợp với những loại vật liệu khác. Bởi đã giảm thiểu số lượng đồ nội thất nên chúng cần phải là những món đồ có chất lượng tốt. Đồ nội thất gỗ luôn thể hiện được sự bền bỉ với vẻ đẹp trường tồn với thời gian.
Những ích lợi mà nội thất phong cách tối giản mang lại cho người sử dụng
“Giảm bớt số đồ đạc quá trải trong nhà chính là một lần giúp bạn suy nghĩ về hạnh phúc” (trích trong cuốn sách Lối sống tối giản của người Nhật). Loại bỏ những vật dụng dư thừa để có một không gian sống ngăn nắp, thoải mái hơn. Nhiều không gian hơn giúp cho chủ thể càng được toả sáng hơn trong không gian đó. Mỗi món đồ đều có không gian để thể hiện vẻ đẹp của bản thân mà không hề bị trộn lẫn.
Sở hữu ít đồ nội thất đồng nghĩa với thời gian làm việc nhà của bạn sẽ được giảm xuống. Nếu có ít đồ đạc, số lượng công việc bạn phải làm cũng ít đi. Đồ đạc ít đi cũng sẽ không còn chuyện mất đồ nữa. Việc thay đổi chỗ ở, hay thay đổi không gian trong nhà cũng dễ dàng hơn. Đối với những người thường xuyên phải thay đổi chỗ ở, việc di chuyển cũng thuận tiện hơn. Cuối cùng, việc sử dụng ít đi những món nội thất không cần thiết giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.
Tổng kết
Bài viết tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn, với hi vọng mang đến cái nhìn tổng quan cho độc giả về nội thất phong cách tối giản. Nếu các bạn nhận ra bất cứ điều gì, hãy thoải mái để lại bình luận phía bên dưới nhé. Theo dõi HoangPhucWood để tìm hiểu thêm về nội thất trong các phong cách khác
[…] ngược hoàn toàn với nội thất trong phong cách thiết kế tối giản. Phong cách cổ điển có những chi tiết trang trí cầu kì, tinh xảo nhằm nổi […]
[…] Sự đơn giản chính là điểm chung của cả 2 phong cách. Nhưng ở Wabi Sabi có ít sự tác động của con người hơn so với minimalism. Thay vì xử lý các góc cạnh trở nên mềm mịn, Wabi Sabi tôn trọng vẻ đẹp của những đường nét mà tạo hoá ban cho. Những đường khúc khuỷu của cành nhánh, mắt gỗ được giữ nguyên tạo ra sự độc nhất của sản phẩm. Không cầu kỳ, kiểu cách cũng là một dạng thử thách sự sáng tạo của kiến trúc sư. Cần phải bày biện, sắp xếp sao cho hài hoà, hợp lí nhất. Hướng tới sự tập trung của người sử dụng để tâm trí không còn bị xao nhãng. Có thể coi Wabi Sabi là sự đơn giản hơn của phong cách tối giản. […]
[…] mới với phong cách giường không chân kiểu Nhật ở mẫu giường ngủ thứ 9. Phong cách tối giản không quá xa lạ, nhưng đối với giường ngủ đây là thiết kế khá mới mẻ […]