Quy trình sản xuất đồ gỗ công nghiệp

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ – đọc bản vẽ

Bộ phận thiết kế đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu chuyên sâu về các sản phẩm nội thất gỗ hiện có, sáng tạo nên những mẫu thiết kế sản phẩm cải tiến, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng tiêu dùng trong nước mà còn nhằm mục đích xuất khẩu gỗ.

Sau khi bản thiết kế ở bộ phận thiết kế hoàn thành xong bản sơ thảo sẽ gửi đến kiến trúc sư, so sánh thực tế tính hợp lý trong bản thiết kế đồng thời có những điều chỉnh để phù hợp với thực tế của sản xuất.

Thông thường, kiến trúc sư đã có sẵn những bản mẫu thiết kế xây dựng nhà ở, khu vực văn phòng hoặc quán cafe… nên đối với những mẫu thiết kế cụ thể, kiến trúc sư sẽ có sự điều chỉnh phù hợp nhất với kiến trúc sẽ dự định thi công.

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, các hình mẫu thiết kế thường được minh họa dưới dạng 3D giúp kiến trúc sư và nhân viên kỹ thuật hình dung dễ dàng bản thiết kế, nắm rõ các thông số của đồ gỗ nội thất một cách chính xác nhất khi đi vào sản xuất đồ gỗ.

Bước 2: Thống kê vật tư nguyên liệu

Sau khi bản vẽ chi tiết được hoàn thành khi sản xuất đồ gỗ, kiến trúc sư sẽ tiến hành nghiên cứu và thống kê vật tư chuẩn để sản xuất.

Kiến trúc sư am hiểu nhất về mẫu thiết kế, có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất đồ gỗ sẽ xác định được số lượng nguyên liệu, vật tư cần chuẩn bị, số lượng nguồn nguyên vật liệu này.

Nguồn vật tư và nguyên liệu thường sẽ được thống kê đầy đủ và phân chia theo từng hạng mục nhỏ: hạng mục thiết bị nếu cần, hạng mục gỗ, hạng mục phụ kiện đi kèm (bản lề, ray trượt…), các nguyên liệu hỗ trợ cho quá trình hoàn thành đơn hàng…

Nguồn vật tư, nguyên liệu này sau khi được kiến trúc sư thống kê đầy đủ, chính xác, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty sản xuất đồ gỗ sẽ được chuyển đến bộ phận kế toán tiến hành thu mua, nhập nguyên liệu để phục vụ cho quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất.

Bước 3: Gia công sơ bộ

Bước gia công sơ bộ thường sẽ tiến hành đo các kích thước cụ thể nhằm phân loại cụ thể vật tư cho từng công đoạn sản xuất gỗ khác nhau.

Gia Cong So Bo Do Noi That Go Tu Nhien

Bước 4: Gia công sản phẩm

Những tấm gỗ công nghiệp được cắt thành đúng kích thước bởi máy móc, thiết bị hỗ trợ cắt nhằm đảm bảo chính xác nhất các chi tiết của bản vẽ đã được thiết kế ở bước 1 của quy trình sản xuất đồ gỗ.

Bước 5: Chuẩn bị để lắp ráp sản phẩm

Sau khi các tấm gỗ và chi tiết đã được chuẩn bị đầy đủ, chính xác về các thông số theo bản vẽ, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lựa chọn vân gỗ, bề mặt gỗ thích hợp để có thể sắp xếp chúng vào những vị trí trong sản phẩm.

Một số sản phẩm gỗ công nghiệp đã có sẵn lớp phủ bề mặt như Laminate, Melamine…sẽ được kiến trúc sư kiểm tra và chỉnh sửa chính xác theo bản vẽ chi tiết trước đó.

Trước khi chuyển đến phòng sơn, các sản phẩm từ gỗ công nghiệp qua bước sản xuất thường sẽ được sơn PU hoàn thiện, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng về kết cấu, mức độ chắc chắn giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm khi cung ứng ra thị trường.

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm

Sản phẩm thô sau khi đã hoàn thành lắp ráp trong quy trình sản xuất đồ gỗ sẽ được vận chuyển đến bộ phận sơn bằng xe nâng hàng, đảm bảo nâng đỡ sản phẩm đồ gỗ dễ dàng, tiết kiệm công sức và nhân sự cho việc di chuyển, đảm bảo tối đa an toàn cho sản phẩm bằng gỗ công nghiệp.

Ở quy trình sơn này, các sản phẩm thô sẽ được sơn đảm bảo tính thẩm mĩ cao, những sản phẩm chưa đạt chất lượng cũng sẽ được điều chỉnh lại hoặc loại bỏ, chỉ giữ lại những sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt chất lượng tốt.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm

Bước kiểm tra thành phẩm cuối cùng sau quy trình sản xuất đồ gỗ công nghiệp sẽ được thực hiện bởi kiến trúc sư đã thiết kế nên bản vẽ, kiểm tra chính xác về màu sắc, kích thước và tính thẩm mĩ của từng sản phẩm.

Sản phẩm đồ gỗ nội thất sau khi nghiệm thu sẽ được chuyển đến quy trình đóng gói, sẵn sàng cho vận chuyển hàng hoá.

Bước 8: Đóng gói sản phẩm

Để tránh bị xây xước trong quá trình vận chuyển sản phẩm, đồ dùng gỗ sẽ được đóng gói cẩn thận, bao bọc bằng chất liệu mềm, có khả năng chống sốc cao.

Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất: Sản xuất nội thất gỗ tự nhiên

Xuong San Xuat Do Noi That Go Tu Nhien

Đồ gỗ nội thất tự nhiên được sản xuất tương tự như quy trình sản xuất đồ gỗ công nghiệp, đồng thời bổ sung thêm các bước gia công, hoàn thiện sản phẩm vì tính chất khác nhau của 2 loại gỗ này.

Bước 1: Đọc bản vẽ, thống kê vật tư nguyên liệu

Bước đọc bản vẽ và thống kê nguồn vật tư, nguyên liệu vẫn được thực hiện bởi kiến trúc sư chuyên môn, thực hiện nghiên cứu thị trường và sáng tạo những mẫu thiết kế ấn tượng sau đó lên kế hoạch thống kê vật tư nguyên liệu.

Bước 2: Xẻ gỗ

Những tấm gỗ tự nhiên thường là những khối gỗ lớn, để dễ dàng hơn cho việc gia công, thợ gia công thường thực hiện xẻ gỗ tự nhiên lớn thành những tấm gỗ với kích thước phù hợp với nhu cầu và kích thước sản phẩm.

Ở bước này, tay nghề của người thợ trong các xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất đóng vai trò rất quan trọng vì gỗ tự nhiên có giá thành rất cao, nếu cắt không chuẩn xác gây tốn kém rất nhiều chi phí, nguyên liệu sản xuất.

Bước 3: Sấy gỗ

Thành phẩm gỗ tự nhiên sau khi được xẻ sẽ đem đi sấy khô với mục đích tẩm chất hoá học chống mối mọt, sau đó đưa vào lò sấy.

Gỗ tự nhiên cần chuẩn bị trước thời gian từ 2-3 tháng trước khi tiến hành sản xuất đồ gỗ nội thất chính thức nhằm đảm bảo gỗ khô, có hàm lượng nước thấp, rút ngắn thời gian cho việc sấy gỗ để cung ứng ra thị trường kịp tiến độ.

Với gỗ tự nhiên luôn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ trong lò, nhiệt độ này cần được giữ ổn định để gỗ sau ra lò không bị nứt mẻ, cong vênh hay biến dạng.

Độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ sau bước sấy cần đảm bảo duy trì khoảng 15%.

Bước 4: Lọc gỗ

Gỗ sau khi đem sấy cần đảm bảo được tiêu chí rắn chắc, bề mặt gỗ mịn, có vân đẹp, không bị cong vênh, không sứt mẻ và màu sắc tự nhiên.

Bước 5: Gia công

Công đoạn này sẽ được thực hiện tỉ mỉ, nhiều công đoạn hơn so với gia công gỗ công nghiệp để tạo ra được sản phẩm mộc cao cấp trên thị trường đồ gỗ nội thất.

Các công đoạn được thực hiện theo quy trình như sau:

Gỗ xẻ => Bào ròng => Cắt => Ghép => bào 4 mặt => Phôi nguyên liệu.

Bước 7: Lắp ráp thành phẩm, kiểm tra và đóng gói

Gỗ tự nhiên trong quá trình lắp ráp sẽ trải qua quá trình sơn trong quy trình sản xuất đồ gỗ: Sơn lót lần 1 => Lắp ráp lần 1 => Sơn lót lần 2 => Lắp ráp lần 2 => Bả sản phẩm => Sơn phủ màu theo thiết kế => Sơn phủ bóng.

Thành phẩm hoàn thiện sẽ được kiến trúc sư kiểm tra, đảm bảo chất lượng 100% và đóng gói chuẩn bị vận chuyển.

Trên đây là quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất, các xưởng sản xuất đồ gỗ mong muốn vận chuyển sản phẩm đồ gỗ một cách an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm công sức và bảo vệ được sản phẩm gỗ không bị trầy xước hãy liên hệ cùng CNSG để được tư vấn dùng sản phẩm xe nâng phù hợp.