Hiện có không ít doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt cửa gỗ óc chó (walnut) tự nhiên với nhiều mức giá, từ 6,2 triệu tới 9,7 triệu cho mỗi m2 hoàn thiện. Vậy điểm khác biệt gì tạo ra sự chênh lệch về giá như vậy?
Chúng ta chỉ có thể có tiếng nói chung khi quan điểm gốc giống nhau. Một, trong bài phân tích này các “Doanh nghiệp” mà tôi nói tới là những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng và đang hoạt động tốt, không tính các doanh nghiệp “Đại hạ giá” hay làm ăn kiểu “Hớt váng dầu”. Hai, với các doanh nghiệp như trên thì giá các sản phẩm tuân theo quy luật “Tiền nào của nấy”. Ba, mục đích của bài so sánh là phân tích các sản phẩm ở các mức giá, không phải tâng bốc hay vùi dập một đơn vị nào, mục đích sau cùng vẫn là để bạn chọn được một sản phẩm có chất lượng với mức giá phù hợp với mình.
Nếu bạn không đồng tình với dù chỉ 1 quan điểm nêu trên thì bài viết này trở nên vô nghĩa với bạn.
Để cấu thành một bộ cửa gồm hơn 10 yếu tố, và bằng cách bớt đi một chút chi phí trong những yếu tố đó sẽ cho ra các bộ cửa với các mức giá khác nhau. Để tiện cho bạn so sánh, tôi sẽ gom lại thành 5 yếu tố chính.
Nguyên liệu gỗ đầu vào
Cũng là gỗ óc chó (walnut) nhưng walnut của châu Âu sẽ thấp hơn của Bắc Mỹ. Cũng là gỗ walnut của Bắc Mỹ nhưng hàng 3 COM giá sẽ rẻ hơn hàng 2 COM, hàng 2 COM sẽ rẻ hơn hàng 1 COM và hàng 1 COM sẽ rẻ hơn hàng FAS. Chênh lệch giá giữa hàng 3 COM và FAS dao động từ 75% đến 100%
Với các phân hạng gỗ nhập về đi kèm với tỉ lệ thu hồi tương ứng, ví dụ với hàng 1 COM thì tỉ lệ thu hồi gỗ sạch ở ngưõng 63% – 75%, tỉ lệ thu hồi này có thể thấp hơn nếu doanh nghiệp sản xuất lựa gỗ kỹ hơn, dẫn tới chi phí sản xuất cũng bị đội lên ít nhiều.
Mức độ kỹ hay qua loa trong khâu chế biến từ gỗ nhập về để ra phôi gỗ tinh cho các công đoạn sau.
Những thanh gỗ sạch được đưa vào dong cạnh, bào cuốn, tăng nhám bề mặt. Công đoạn này sẽ làm hao hụt gỗ (bào bớt), tùy theo tiêu chuẩn sản xuất của từng đơn vị mà mức độ hao hụt này nhiều hay ít. Như Hoangphucwood thường mỗi mặt được bào tới 3 mm để đảm bảo cho công đoạn hoàn thiện PU hoặc dầu lau sau đó, ở các đơn vị khác có thể là 1mm, 1.5mm hay 2mm, việc này cũng khiến chi phí sản xuất có sự khác biệt
Loại PU sử dụng, kỹ thuật sơn PU bao nhiêu lớp? Bao nhiêu công.
Trong các nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất, hoàn thiện bề mặt hay chúng ta quen gọi là Sơn là công đoạn gây chi phí nhiều chỉ sau gỗ nguyên liệu. Việc nhà sản xuất sử dụng loại sơn gì, sơn của Đài Loan, sơn nội địa hay sơn nhập khẩu, sơn thường hay sơn “Xanh” không độc hại, loại PU gốc nước hay hệ dầu lau thẩm thấu của Đan Mạch sẽ làm tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm.
Hiện nay các bác thợ PU đang nhận sơn khoán với giá 150k tới 180k, nhưng với tiêu chuẩn cao cấp thì phải ở mức 420 tới 450k. Sự chênh lệch này đến từ độ kỹ và khó của yêu cầu bề mặt hoàn thiện, sơn bao nhiêu lớp, thời gian chờ khô, nhám bề mặt bao nhiêu lần, … Chưa kể việc sử dụng các vật liệu PU, dầu lau cao cấp như Hoangphucwood chẳng hạn thì chi phí còn cao hơn vậy.
Giá đó đã bao gồm khung bao, chỉ cửa, phụ kiện chưa, phụ kiện tốt hay thường?
Một số doanh nghiệp đang báo giá trọn gói, tức đã bao gồm chỉ cửa, phụ kiện, công vận chuyển, lắp đặt… trong khi số khác lại chưa dễ khiến bạn có sự so sánh không chính xác. Việc sử dụng phụ kiện kèm theo cũng khá quan trong, ví dụ đơn giản như bộ bản lề 1.2T của Hafele chúng tôi đang sử dụng có giá khoảng 270k/cái, nhưng của Đài Loan hay Hàn quốc chỉ khoảng 30k đến 40k/cái.
Độ dày khung bao, đố cánh, chỉ cửa cũng ảnh hưởng không ít tới chất lượng sản phẩm và giá thành cho bộ cửa bạn chọn
Uy tín thương hiệu.
Tất nhiên, ở đâu cũng vậy, đây chính là chi phí cho việc đảm bảo sự an tâm của bạn khi chọn đối tác. Và khi bạn đang tìm hiểu về những đối tác đã có thâm niên và làm nhiều công trình rồi, thì đúng là “Tiền nào của nấy”.