Gần đây, có một thông tin gây xôn xao trong giới thiết kế là việc để tủ quần áo, đồ dùng ngay bên trong nhà tắm có gây tổn hại gì đến đồ đạc hay không?
Hãy cùng bài viết này phân tích vấn đề nóng hổi này nhé
Những lí do đặt tủ quần áo trong nhà tắm
Nói về việc đặt tủ quần áo ngay trong nhà tắm, có nhiều lí do để giải thích cho việc này. Phần lớn là do diện tích không gian eo hẹp, không đủ diện tích để tách rời thành 2 phòng riêng biệt. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng việc để tủ đồ trong nhà tắm khá là tiện lợi. Khi mà mỗi sáng thức dậy, sau khi vệ sinh cá nhân xong có thể ngay lập tức thay đồ và đi ra ngoài. Đối với những người đãng trí, thường xuyên trong tình cảnh phải “trần như nhộng” mỗi khi tắm xong thì việc bố trí này giúp những tình huống khó xử sẽ không còn xảy ra nữa.
Tiết kiệm không gian và thuận tiện trong quá trình vệ sinh cá nhân và thay đổi trang phục. Thế nhưng vẫn còn đó những nguy cơ tiềm tàn đáng lo ngại. Đó chính là NẤM MỐC! Nấm có thể phát triển trên hầu hết mọi chất hữu cơ, miễn là có đủ độ ẩm và oxy. Nó sẽ dần phá huỷ những thứ đó trong quá trình phát triển. Mặc đù độ ẩm trong không khí có thể không rõ ràng, nhưng nó luôn tồn tại trong tự nhiên. Và có thể gây hư hỏng cho quần áo làm từ lông thú, da, lụa hay sợi tự nhiên.
Phòng tắm cần phải xử lý độ ẩm
Việc xử lý độ ẩm trong nhà tắm là “chìa khoá” để thực hiện kiểu thiết kế này. Với những công trình mới, điều này khá dễ dàng. Bạn sẽ có cơ hội để thiết lập một hệ thống thông gió phù hợp. Trong trường hợp có tầng áp mái (hoặc không gian mở) phía bên trên, bạn nên đặt một quạt thông gió đặc dụng cho khu vực nhà tắm. Có thể thiết lập 2 cái, hoặc 3 nếu có điều kiện hơn. Đặt ở cạnh vòi tắm, trong khu vực toilet và khu vực lavabo. Hoặc nếu có thể nên lắp đặt cùng máy hút ẩm tự động bật và tắt khi cần thiết để duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định.
Cũng nên xem xét điều kiện khí hậu khu vực nơi bạn sống. Trong trường hợp thời tiết khô quanh năm thì vấn đề nấm mốc cũng ít phải lo ngại hơn.
Chọn vật liệu phù hợp cho tủ quần áo trong nhà tắm
Ngoài ra, việc chọn lựa nguyên liệu làm tủ cũng quan trọng không kém. Trong nhà tắm, việc lựa chọn những loại vật liệu có khả năng chống ẩm, chống thấm nước là cần thiết. Vậy vậy liệu nào sẽ phù hợp để làm tủ đồ trong nhà tắm?
- Đầu tiên là ván plywood chống thấm nước (waterproof plywood). Đây là lựa chọn tốt nhất về giá thành cũng như độ ổn định và có khả năng chống ẩm rất cao.
- Nên tránh sử dụng vật liệu MDF. Bởi MDF không có khả năng chống ẩm hay chống thấm nước.
- Một số chủ nhà thích sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên đặc. Có những loại gỗ có khả năng chống thấm nước tự nhiên và chịu được môi trường khắc nghiệt. Đơn cử như gỗ Teak.
- Không sử dụng tủ phòng tắm làm sẵn bằng ván dăm. Ván dăm sẽ bị hỏng ngay khi có nước hoặc hơi nước.
- Vẫn có thể sử dụng tủ nhựa PVC. Chúng khá rẻ, nhưng chỉ nên sử dụng cho các căn hộ cho thuê trong thời gian ngắn hạn. Bởi vì nhựa PVC không bền lắm và chất lượng tệ dần theo thời gian.
- Sử dụng vậy liệu gỗ biến tính nhiệt. Đây là loại vật liệu mới, đã cải thiện được những điểm yếu của gỗ tự nhiên. Chịu được ẩm mà không gây ra mối mọt hay nấm mốc.
Vậy có nên đặt tủ quần áo trong nhà tắm?
Thực tế, việc đặt tủ quần áo trong nhà tắm đòi hỏi một sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Để đảm bảo quần áo, đồ đạc không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Và không phải không gian nào cũng phù hợp với việc này. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi đặt tủ đồ trong nhà tắm nhé!