Nội dung bài viết
Được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber – 2 người Mỹ với mong muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhằm thay thế gỗ tự nhiên.
Đặc điểm của vật liệu laminate
Laminate có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại vật liệu thay thế gỗ tự nhiên khác:
- Đa dạng màu sắc, kiểu vẫn gỗ với tính thẩm mĩ cao.
- Giữ bề mặt nội thất giữ được lâu bởi khả năng chống trầy xước vượt trội.
- Chịu lực tốt, chống va đập mạnh bảo vệ sản phẩm với tình trạng cong vênh trong thời gian sử dụng.
- Khả năng chống nhiệt tốt đối với các nguồn nhiệt không quá lớn (tàn thuốc lá, nước nóng).
- Bề mặt cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong trường hợp rò rỉ điện.
Người ta thường sử dụng các tấm laminate để ép lên bề mặt các loại vật liệu khác như: gỗ công nghiệp, MDF để tăng tính thẩm mĩ cũng như củng cố độ bền. Với dòng post forming dễ dàng ép vào các bề mặt cong, uốn lượn. Nhờ vậy có thể tạo ra những món đồ nội thất đẹp, bền mà giá vẫn phải chăng.
Cấu tạo của laminate
Laminate gồm 3 lớp: trên cùng là lớp phủ, lớp giấy thẩm mỹ và cuối cùng là lớp giấy nền.
- Lớp phủ: Lớp keo trong suốt làm từ cellulose tinh khiết nằm ở trên cùng. Lớp này có tác dụng như mọt lớp bảo vệ bề mặt gỗ không bị thấm nước, trầy xước. Cellulose không thấm nước nên chống được nước và dễ dàng vệ sinh. Đây cũng là lí do người ta thường lựa chọn bề mặt laminate để làm sàn nhà.
- Lớp giấy thẩm mỹ: Đúng như tên gọi của nó. Đây là lớp giấy có hoa văn, vân gỗ, màu sắc nhằm tạo kiểu cho cốt gỗ bên dưới. Các hoa văn trang trí được in trên giấy film đặc biệt, sau đó được ép ở nhiệt độ cao (lên đến 220 độ C). Bởi vậy các hoạ tiết hoa văn bám chặt vào nhau, không bị bay màu qua thời gian sử dụng.
- Lớp giấy nền: Đây là lớp cuối cùng tiếp xúc với cốt gỗ. Gồm nhiều lớp giấy được nén lại với nhau dưới nhiệt độ cao. Tạo thành độ dày của tấm laminate. Lớp giấy nền được làm từ bột giấy kết hợp với các chất phụ gia. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có số lượng lớp giấy, độ dày như mong muốn. Bình thường các tấm laminate có độ dày từ 0.5-1mm. Dòng high gloss (HG) có độ dày 0.92mm.
Phân loại laminate
Bề mặt laminate có 2 loại chính: bề mặt nhẵn, không bóng gương và bề mặt có độ bóng cao. Về thẩm mĩ được chia thành 5 loại chính: màu đơn sắc, vân gỗ, vân đá, giả da, màu 3D. Mẫu mã phong phú đa dạng, phục vụ được nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Giá thành cũng vì thế mà thay đổi tương đương theo kiểu dáng, chất lượng.
Cách thức sử dụng, gia công laminate lên bề mặt gỗ
Căn bản, laminate được coi là “bề mặt” được phủ trên các loại vật liệu khác. Nên người ta cần phải ép laminate lên trên những tấm gỗ, chủ yếu là gỗ công nghiệp. Với quy trình như sau:
- Phủ lớp keo đều các mặt của cốt gỗ. Sau đó mang đi phơi để keo bắt đầu tạo kết dính.
- Dán tấm laminate lên bề mặt của cốt gỗ đã được phủ keo.
- Cho cốt gỗ đã được dán laminate vào máy ép chuyên dụng để ép chúng chặt lại với nhau.
Khi lựa chọn các loại vật liệu gỗ phủ laminate cần quan tâm đến chất lượng keo dán, chất lượng cốt gỗ bên cạnh chất lượng của tấm laminate. Để đảm bảo sản phẩm trong quá trình sử dụng có độ bền, đẹp cao nhất.
Ưu điểm của đồ gỗ phủ laminate
Điểm mạnh đầu tiên của laminate chính là sự phong phú và đa dạng. Ứng dụng được gần như với tất cả đồ nội thất có trong nhà. Với những nhu cầu đặc biệt cũng có thể yêu cầu tuỳ chọn thiết kế lớp giấy thẩm mĩ.
Bề mặt gỗ được phủ laminate gia tăng khả năng chịu lực từ tác động bên ngoài. Ít bị trầy xước hơn các sản phẩm không được bảo vệ. Nhờ vậy các sản phẩm có tuổi thọ cao, tính thẩm mĩ cũng không bị ảnh hưởng qua thời gian sử dụng.
Bởi có lớp phủ cellulose, nên lớp gỗ cốt nền khó bị thấm nước cũng như ẩm mốc. Điều này cũng giúp cho việc vệ sinh thuận tiện và dễ dàng hơn. Nên thường xuyên được sử dụng cho các khu vực thường xuyên vệ sinh như sàn nhà, tủ bếp.
Laminate còn được thường xuyên sử dụng bởi lí do giá thành không quá cao. Trong tầm mức giá từ 280.000VND – 1.200.000VND / 1 tấm kích thước 1200x2400mm. Đây là một mức giá hợp lí đối với người dùng phổ thông mong muốn có một vật liệu ổn định.
Nhược điểm của đồ gỗ phủ laminate
Không giống như gỗ tự nhiên gỗ laminate bản chất cũng chỉ là gỗ công nghiệp hay gỗ tạp. Nó có thể trông giống với gỗ tự nhiên nhưng nó sẽ không có giá trị như gỗ tự nhiên. Gỗ laminate không thể gia tăng giá trị bán lại cho bất động sản mà bạn sở hữu.
Tuy có khả năng chống thấm nước, nhưng nó không phải là khả năng kháng nước hoàn toàn. Không nên để chúng tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong một khoảng thời gian dài. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng loại gỗ teak – với đặc tính kháng nước tự nhiên.
Nhiều sàn gỗ laminate bị phản ánh rằng thường xuyên gây ra những tiếng ồn cọt kẹt khó chịu. Điều này cũng dễ hiểu khi bản chất chúng là những phần được kết dính lại với nhau bằng keo. Việc sử dụng loại keo không chất lượng, hay quá trình nén ép không đảm bảo dễ phát sinh ra hiện tượng lỏng lẻo giữa các vị trí kết nối, khiến phát sinh ra những tiếng ồn không đáng có.
Một số thương hiệu Laminate trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp laminate cũng như các thương hiệu laminate. Có thể kể tên một số thương hiệu tiêu biểu như: Laminate Kingdom (An Cường), Gecko, AICA Laminate, Compact, Perform, Greenlam, Splendor.
Với những đặc điểm, hoạ tiết, màu sắc và giá thành đa dạng, phù hợp với các mục đích khác nhau. Quý khách có nhu cầu tìm nguồn cung cấp Laminate xin liên hệ:
090 378 6162 (Mrs. Ngọc)